Dùng các loại lá xông hơi để giải cảm là một phương pháp hiệu quả tại nhà. Cách này được thực hiện rất đơn giản và vô cùng an toàn. Hôm nay, bạn hãy cùng với Mùng Bảo Bảo tìm hiểu về các loại lá xông hơi giải cảm an toàn, hiệu quả tại nhà nhé!
Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu có Lều Xông Hơi thì tốt, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút. Sau đó mở lều xông chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Dưới đây là một số loại lá phổ biến giúp bạn xông hơi giải cảm an toàn và hiệu quả:
Trong lá sả có chứa tinh dầu geraniol, citral,… có tác dụng kháng khuẩn, chống ho và hạ nhiệt cơ thể khi bị sốt. Hương thơm từ tinh dầu sả sẽ giúp điều hòa, ổn định và cải thiện chức năng cho hệ thần kinh.
Ngoài ra, xông hơi bằng lá sả còn giúp giảm các triệu chứng thông thường của bệnh cảm một cách hiệu quả như: tiêu đờm, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, ho, đầy hơi,...
Lá tre hay còn được gọi là lá trúc diệp, là vị thuốc giải cảm cực kỳ hiệu quả dành cho mọi người. Trong lá tre có chứa các chất có tính kháng sinh thực vật giúp hạ nhiệt, an thần, giải độc,…
Lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.
Lá chanh có vị cay ngọt nhẹ, tính ôn có tác dụng sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng để xông hơi sẽ giảm bớt các triệu chứng ho, cảm sốt do thời tiết thay đổi thất thường.
Lá bưởi
Trong lá bưởi có chứa các chất như: alpha-pinen, limonene alpha-terpineol,… Tất cả các chất đó đều là những tinh dầu có lợi và chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người: giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho, sát trùng vùng mũi họng,...
Lá ngải cứu có vị đắng hơi cay. Kết hợp lá ngải cứu với một vài loại lá trong những loại lá được đề cập đến trong bài trong một nồi nước xông sẽ mang lại hiệu quả rất cao, giúp lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn và giúp cơ thể khỏe hơn.
Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu menthol, α - β pinene,… có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, loãng đờm. Ngoài ra, trong lá bạc hà còn chứa nhiều hoạt chất canxi, kali, vitamin B,… giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể con người.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá tía tô giàu giá trị dinh dưỡng và chứa nhiều hoạt chất có lợi: vitamin A, vitamin C, giàu hàm lượng canxi, sắt nên rất tốt cho cơ thể con người.
Khi xông hơi giải cảm bằng lá tía tô sẽ giúp chúng ta hạ sốt, giải cảm, đau nhức đầu và mệt mỏi toàn thân một cách hiệu quả.
Xông hơi với gừng sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm bớt sự nhức mỏi khi bị cảm, giảm ho và đờm, chống nốn vô cùng hiệu quả.
Thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi…
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan mà Mùng Bảo Bảo muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời điểm thì nên xông hơi cũng như cung cấp thêm đến bạn các loại lá xông hơi giải cảm an toàn mang lại hiệu quả giải cảm cao tại nhà.
Chú ý: Trước khi xông múc để riêng một cốc nước, khi xông xong uống để đề phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra và nâng cao hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông quá lâu gây mất tân dịch (mất nước) gây hiện tượng ngộ hãn. Do thành phần dược liệu có nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.
Tham khảo thêm các loại lều xông hơi gọn nhẹ tại nhà:
|
|